Tây Bắc Việt Nam được ví như “thiên đường” của những món ăn dân dã, độc đáo và đậm chất núi rừng. Các món ăn của ẩm thực Tây Bắc mang trong mình hương vị truyền thống của người dân tộc bản địa. Hãy cùng San Travel khám phá ngay 11 món ăn khó quên của ẩm thực Tây Bắc được du khách mang về làm quà nhiều nhất nhé!

Thịt trâu gác bếp – Ẩm thực Tây Bắc nổi tiếng

Đứng đầu trong danh sách ẩm thực Tây Bắc đó là món “Thịt trâu gác bếp”. Món ăn này được chế biến từ phần thịt ngon nhất của con trâu, mỗi con trâu đều được nuôi trên vùng núi cao nên rất đảm bảo về độ chắc, thơm, ngọt của thịt.

Thịt trâu sau khi lọc phần thịt thì sẽ được cắt thành từng miếng dài, ướp cùng các loại gia vị như gừng, ớt, mắc khén,… Sau khi ướp thấm gia vị, thịt sẽ được treo lên gác bếp để hun khói, giúp thịt khô lại và có thể bảo quản lâu dài.

Thịt trâu gác bếp khi ăn có vị dai, thơm và ngọt tự nhiên, thường được chấm cùng với chẩm chéo. Món ăn này ra đời là một sự sáng tạo xứng đáng được tôn vinh của người dân Tây Bắc khi mà trước kia, các cách bảo quản thịt tươi đều có thời hạn ngắn ngày.

Thịt trâu gác bếp
Thịt trâu gác bếp có màu đỏ tím hơn so với thịt lợn gác bếp

Thịt lợn gác bếp

Thịt lợn gác bếp là món ẩm thực đặc sản của người Thái Đen dùng để thiết đãi khách quý. Món thịt này được làm từ thịt của những chú lợn nhà thả rong trên các vùng núi đồi Tây Bắc, phần ngon nhất được dùng là thịt bắp, loại không có gân và đã lọc bỏ hết mỡ.

Thịt lợn tại đây được nuôi hoàn toàn tự nhiên, cũng được ướp gia vị và hun khói như thịt trâu. Món này được thưởng thức như một món mồi trên bàn nhậu, thêm chút lạc rang là ngon hết sảy.

Thịt lợn gác bếp
Thịt lợn gác bếp

Nộm da trâu

Nộm da trâu là một món ăn thường xuất hiện trong mâm cơm của người dân Tây Bắc, món ăn này đòi hỏi sự khéo léo cao trong khâu chế biến. Da trâu sau khi làm sạch lông sẽ được mang đi thui để khử sạch mùi hôi trên da và loại bỏ những sợi lông còn sót lại. Da trâu sau khi làm sạch được cho vào nồi nước ninh lửa nhỏ. 

Thời gian ninh khoảng gần 1 tiếng rồi vớt ra cho vào chậu nước lạnh để da trâu vẫn giữ được độ giòn dai vốn có. Tiếp sau đó, từng miếng da trâu được thái lát mỏng vừa ăn, trộn cùng các gia vị như mắc khén, ớt, rau thơm và đậu phộng rang. Nộm da trâu có độ giòn của da, vị cay nồng của mắc khén, ớt và mùi thơm từ rau thơm tạo nên một hương vị hấp dẫn.

Nộm da trâu
Nộm da trâu

Pa Pỉnh Tộp

Pa pỉnh tộp hay Pla pỉng tộp là món ăn cổ truyền của người dân tộc Thái vùng Tây Bắc và người Thái Đen ở Loei, Thái Lan. Đây là món ăn rất quý, rất được trân trọng và nâng niu. Món này được làm vào mỗi dịp Tết hoặc dùng để đãi khách quý đến thăm.

Về cách chế biến, cá to nguyên con sau khi làm sạch sẽ được ướp với gia vị như mắc khén, gừng, hành, ớt và các loại rau thơm. Sau đó cá được gấp đôi lại sao cho đầu cá và đuôi cá chụm lại với nhau, nướng chín vàng trên than củi gỗ chứ không phải các loại gỗ tạp hay than hoa.

Pa Pỉnh Tộp
Pa Pỉnh Tộp

Thắng cố ngựa

Thắng cố là món ăn đặc trưng của người H’Mông, món này thường được nấu trong các phiên chợ vùng cao Tây Bắc. Về cách chế biến, phần thịt và nội tạng ngựa được làm sạch, sau đó nấu cùng các loại gia vị như hạt dổi, mắc khén, măng, nấm, rau củ. 

Thắng cố được nấu trong nồi lớn, ăn kèm với rượu ngô hoặc rượu táo mèo. Khi thưởng thức, thắng cố có vị béo, đậm đà từ thịt ngựa, thơm nồng từ các loại gia vị đặc trưng, bạn nên ăn lúc còn nóng để giữ nguyên vị thơm ngon.

Thắng cố ngựa
Thắng cố ngựa

Nậm Pịa

Nậm Pịa là món ăn có phần “kén người ăn” bởi nó được làm từ các loại nội tạng và huyết động vật, pha cùng nhiều loại gia vị với nhau. Từ “nậm” hay “nặm” trong tiếng Thái nghĩa là nước, “pịa” là phần dịch sền sệt trong ruột non của loài bò gồm dịch tiêu hóa, thức ăn chưa được tiêu hóa hoàn toàn. Bởi vậy, nhiều thực khách còn gọi món này là “phân non”.

Nậm Pịa có mùi thơm nồng đặc trưng của mắc khén, ăn kèm với cơm lam hoặc xôi nếp. Đây là món ăn có vị hơi đắng nhẹ, béo ngậy từ nội tạng và thơm nồng từ các loại gia vị rừng.

Nậm Pịa
Nậm Pịa

Rượu táo mèo

Rượu táo mèo là loại rượu không thể thiếu trong ẩm thực Tây Bắc. Táo mèo là loại quả dại có vị chua chua, chát chát, được ủ thành rượu và trở thành món đồ uống yêu thích của người dân vùng cao.

Táo mèo tươi được ngâm với rượu trắng theo tỉ lệ 1 táo 4 rượu. Rượu táo mèo sau khi ngâm khoảng 3 tháng sẽ có màu vàng đẹp và vị chua ngọt, đậm đà. Rượu táo mèo có mùi thơm dịu, dễ uống, thường được uống cùng với các món nhậu như thịt trâu gác bếp, thịt lợn gác bếp.

Rượu táo mèo
Rượu táo mèo

Rượu ngô

Rượu ngô là thức uống truyền thống của đồng bào miền núi, nguồn nguyên liệu làm từ ngô nếp trồng trên núi cao Tây Bắc nên rất dồi dào. Món rượu này thường được uống trong các dịp lễ hoặc dùng để tiếp đãi khách quý.

Ngô nếp sau khi thu hoạch sẽ được lên men tự nhiên, sau đó đem chưng cất thành rượu. Rượu ngô có độ cồn khá nhẹ, màu vàng trong suốt. Rượu ngô có vị thơm ngọt của ngô, đậm đà và ấm nồng, giúp làm ấm cơ thể trong những ngày lạnh giá.

Rượu ngô
Rượu ngô

Bê chao Mộc Châu

Bê chao là món ăn đặc sản của Mộc Châu, Sơn La. Nguyên liệu chính của món ăn là từ thịt của những chú bê non nên khá thơm và ngọt thịt.

Thịt bê non sau khi sơ chế sẽ được chần qua nước sôi, sau đó ướp cùng gừng, tỏi, và một số loại gia vị, rồi đem chao trên chảo dầu sôi đến khi thịt chín vàng. Thịt bê mềm bên trong, mọng nước và có độ giòn bên ngoài, món ăn này rất dễ gây “nghiện” cho du khách.

Bê chao Mộc Châu
Bê chao Mộc Châu

Lợn cắp nách

Lợn cắp nách là giống lợn nhỏ được nuôi thả tự nhiên trên các sườn đồi Tây Bắc, thức ăn của chúng chủ yếu là cỏ và các loại thực vật sẵn có. Chính vì cách nuôi này mà thịt lợn cắp nách được thực khách săn lùng và thưởng thức.

Lợn cắp nách sau khi làm sạch sẽ được tẩm ướp với các loại gia vị truyền thống như mắc khén, hạt dổi, tỏi, và một ít lá móc mật. Sau đó, lợn được nướng nguyên con trên than củi hoặc quay giòn nhằm giữ được độ ngọt và thơm của thịt.

Lợn cắp nách
Lợn cắp nách

=> Xem thêm: Top 10 những địa điểm du lịch tây bắc đã đi là mê

Rêu đá nướng

Rêu đá là một món ăn độc đáo của người dân tộc Thái. Loại rêu này chỉ được tìm thấy ở các dòng suối trong lành ở Tây Bắc và được thu hoạch vào mùa đông khi rêu đạt độ tươi ngon nhất. Rêu khi ăn có cảm giác mềm mềm, hương vị thơm thơm, bùi bùi, mằn mặn khiến cho thực khách ăn một lần nhớ mãi. 

Rêu đá nướng
Rêu đá nướng

Ẩm thực Tây Bắc không chỉ phong phú về hương vị, cách chế biến mà còn mang đậm giá trị văn hóa của người dân vùng cao. Nếu có dịp, bạn hãy thử một lần các món ăn để cảm nhận sự tuyệt vời của ẩm thực Tây Bắc, chắc chắn bạn sẽ nhớ mãi hương vị độc lạ mà những món ăn nơi đây mang lại.

Nhận tư vấn và đặt tour ngay tại San Travel để nhận được những ưu đãi hấp dẫn:

Đường dây nóng:  +84 91297 2222

FanPage:  San Travel